Với các vị trí hàn kết cấu và hàn ống, có 2 loại mối hàn cơ bản là: mối hàn góc F và mối hàn rãnh G. Sau đây, hãy cùng Np tìm hiểu về quy tắc mã hóa của mối hàn rãnh G các bạn nhé!
Đầu tiên, chúng ta cần nắm vững kiến thức về các vị trí hàn trong không gian:
- Hàn sấp (hàn bằng) là những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc 0 – 60.
- Hàn đứng (hàn leo) là những mối hàn phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc 60 – 120 theo phương bất kỳ trừ phương song song với mặt phẳng nằm ngang.
- Hàn ngang là những mối hàn được phân bố trên các mặt phẳng trong góc 60 – 120. Phương mối hàn song song với mặt phẳng nằm ngang.
- Hàn trần (hàn ngửa) là những mối hàn được phân bố trên các mặt phẳng nằm trong góc từ 120 – 180. Người thợ trong quá trình hàn thường phải ngửa mặt về phía hồ quang.
Chữ số đầu tiên sẽ thể hiện cho vị trí hàn:
- 1 – vị trí hàn bằng
- 2 – vị trí sẽ hàn ngang
- 3 – vị trí hàn đứng
- 4 – vị trí sẽ hàn trần
Chữ cái tiếp theo sẽ thể hiện loại mối hàn: G – mối hàn rãnh.
Vị trí hàn kết cấu 1G – 2G – 3G – 4G – 5G – 6G
Đối với hàn ống thì vị trí và kiểu mối hàn sẽ được phân loại tương tự như sau:
Chữ số đầu tiên thể hiện cho vị trí hàn:
- 1: vị trí nằm ngang và thợ hàn sẽ hàn ở vị trí hàn bằng khi ống quay
- 2: vị trí gá đứng và thợ hàn thực hiện ở vị trí hàn ngang
- 5: vị trí ống ngang cố định và thợ hàn sẽ hàn mối hàn trần, mối hàn bằng và mối hàn ngang.
- 6: Ống sẽ ở vị trí 45° và thợ hàn sẽ tiến hành hàn ở vị trí hàn bằng, hàn ngang, hàn trần và hàn đứng.
Chữ cái tiếp theo thể hiện cho loại mối hàn:
- G: mối hàn ở rãnh
- R: vị trí hạn chế
“R” – vị trí hạn chế sẽ được mô tả trong những trường hợp phức tạp hơn.