Các loại sơn tĩnh điện?

Để Phân biệt được các loại sơn tĩnh điện? Khách hàng cần hiểu sơn tĩnh điện là gì?

Quy trình gia công sơn tĩnh điện

Các loại bột sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện được chia làm hai loại chính là nhiệt và nhiệt nhựa dẻo hay sơn tĩnh điện khô và sơn tĩnh điện ướt.
Sơn tĩnh điện khô sử dụng sơn bột, ứng dụng cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt, thép, nhôm, inox,… Ưu điểm là có khả năng tái chế, bạn sẽ thu hồi lại được phần sơn thừa sau quá trình thực hiện, tái sử dụng, tiết kiệm chi phí và an toàn với môi trường
Sơn tĩnh điện ướt được sử dụng cho các loại nhựa, gỗ, kim loại. Ưu điểm của dòng này là bám được trên nhiều loại vật liệu hơn nhưng cần phải có dung môi. Khả năng tái sử dụng và thu hồi kém, gây ô nhiễm môi trường từ lượng dung môi dư và chi phí thực hiện cao hơn.

Nhiệt nhựa dẻo là loại nhựa chảy mềm thành chất lỏng dưới tác động của nhiệt độ cao và đóng rắn lại khi làm nguội. Hầu hết các lớp phủ có độ dày từ 2 đến 50 micro. Nhiệt độ làm mềm trong khoảng 80oC.
Nhiệt độ nóng chảy khoảng 150oC trong thời gian từ 10-15 phút tùy thuộc vào độ giày của vật phẩm được phủ.

các loại sơn tĩnh điện

Ưu điểm sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các quá trình phủ khác:
– Thân thiện với môi trường: Trong quá trình phun sơn tĩnh điện, có rất ít hoặc không có hợp chất hữu cơ dễ bay hơi giải phóng ra ngoài không khí. Nên gần như không cần thiết bị kiểm soát ô nhiễm tốn kém giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí trong vấn đề bảo vệ môi trường. Các quy định khắc nghiệt về môi trường đã buộc nhành công nghiệp phải chuyển đổi từ sơn ướt sang sơn tĩnh điện.
– Độ bền cao: Lớp phủ bột được tạo ra có thể dày hơn nhiều so với các lớp phủ thông thường khác như lớp phủ chất lỏng nên không bị chảy xệ và rất bền với thời gian.
– Tạo lớp bảo vệ chống sự mài mòn, ăn mòn, trầy xước và hóa chất tác dụng lên sản phẩm.
– Màu sắc đa dạng, là sự lựa chọn không giới hạn về màu.
– Thời gian bảo dưỡng sản phẩm nhanh hơn so với các loại sơn khác.

Ứng dụng của sơn tĩnh điện

Vì lợi ích mang lại là rất lớn, sơn tĩnh điện được sử dụng ngày càng phổ biến và rộng rãi trên thị trường trong mọi lĩnh vực:
– Ứng dụng trong thiết bị đồ gia dụng: sơn bình gas, sơn bàn ghế ngoài trời, sơn giá sắt, sơn cửa cuốn,…
– Máy móc, động cơ: Làm bề mặt sơn lót dưới các phần mui xe, lớp vỏ trung gian bên ngoài và lớp hoàn thiện bánh xe,…
– Kiến trúc xây dựng: sử dụng trong sơn giàn giáo, các dụng cụ trong xây dựng,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 0356.556.570