Sơn tĩnh điện là gì? ứng dụng của sơn tĩnh điện trong thi công ngoại thất

Sơn tĩnh điện được nhắc đến nhiều trong các ngành công nghiệp, vậy bạn đã biết Sơn tĩnh điện là gì? Ứng dụng của Sơn tĩnh điện ?

sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?

Công nghệ sơn tĩnh điện là việc che phủ 1 lớp nhựa dẻo lên bề mặt vật- chi tiết cần che phủ. Nhựa dẻo trong quá trình sơn tĩnh điện được chia thành 2 loại: nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng.

Nhựa nhiệt cứng được xếp chồng chéo lên nhau tạo ra 1 lớp màng bền, chịu được nhiệt độ và không bị tan hay chảy lại ( epoxy,epoxy, hybrit,  acrylic, polyester triglycidyl isoxyanuric) còn Nhựa nhiệt dẻo là loại chất hình thành một lớp phủ bề mặt mà không cần trải qua quá trình biến đổi cấu trúc hóa học hay cấu trúc phân tử (polyetylen, nylon và nhựa nhiệt dẻo polyester)

Vậy tạo sao gọi là sơn tĩnh điện? Vì chất phủ được hình thành dưới dạng bột, khi đưa vào sử dụng nó sẽ được tích 1 loại điện tích (+) khi đi qua 1 thiết bị gọi là súng sơn, đồng thời trong quá trình đó người ta cũng tích cho vật cần phủ – vật sơn một điện tích âm (-).

Bột sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu chính trong quá trình sơn, thành phần của nó bao gồm: nhựa, bột tạo màu và phụ gia khác

Có 3 loại bột phổ thông được chia theo bề mặt sau khi sơn hình thành: bóng, mờ và sần.

bột sơn là dạng bột không có dung môi hay hóa chất dễ cháy nổ, nó chỉ là được để trong môi trường kho ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 34OC

Ưu Điểm của công nghệ STĐ

 Như các bạn biết, các nhà chức trách đang đau đầu về vấn đề xử lý rác thải từ Nylon. Do đó, bột sơn được cấu thành từ các nguyên liệu chính như Nylon nên lớp sơn có độ bền vượt trội về thời gian cũng như ít bị tác động của môi trường nếu được xử lý theo đúng Quy trình.

Cũng vì thành phần chính của nguyên liệu làm cho chi phí giá thành của công nghệ này được giảm xuống trong khi chi phí đầu tư lại không tốn kém.

Ưu điểm về Kinh tế

  • Không cần phải dùng đến sơn lót như công nghệ sơn phun thường.
  • Sơn bột được sử dụng gần như tối qua trong quá trình sơn. nếu không bám bính vào bề mặt vật phẩm có thể thu hồi cho quá trình lần sau.
  • Tiết kiệm được thời gian cho quá trình hoàn thiện sản phẩm.

Ưu điểm về Chất lượng:

  • Do sử dụng hệ thống phun sơn bằng súng tự động , nên bề mặt sơn đều, bóng và có thể mịn.
  • Không bị tác động của Môi trường là rỉ sét vật sơn, nên đặc tính vượt trội nếu sử dụng ngoài trời.

Ứng dụng về các sản phẩm sử dụng công nghệ STD

Dựa trên các tính chất và độ bền của công Nghệ STD, nó được ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực của đời sống.

Bạn có thể bắt gặp công nghệ sơn này ngay trong chính ngôi nhà của bạn. Từ đồ nội thất: chiếc chân bàn ăn hoặc bàn làm việc bằng thép hoặc sắt. Đến vỏ chiếc ô tô bạn dùng đi lại hàng ngày.

Hay đến ngành công nghiệp xây dựng hoàn thiện ngoại thất trang trí. Vì có tính chất có thể sử dụng ngoài trời, chịu được nhiệt độ cao như lam chắn nắng bằng nhôm, tấm ốp Alu

hiện nay các chúng ta có xu hướng sử dụng các loại cửa nhôm hệ: XingFa, PMA. Đó cũng là các sản phẩm rất đặc chưng của công nghệ STĐ.

Sơ đồ quy trình Sơn tĩnh điện.

Quy trình sơn tĩnh điện
Quy trình sơn tĩnh điện

1.Tiền xử lý

Bể iền xử lý trong quá trình sơn tĩnh điện

Là công đoạn được thực hiện trước khi đưa vật vào sơn, nó đóng vai trò làm sạch vật cần sơn trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo, trong bước này vật cần sơn sẽ được tẩy sạch đầu, và các hóa chất ( Nước hòa tan, nước làm mát), cũng như tẩy đi bụi trong không khí, tích điện cực cho vật cần sơn. Sấy khô vật cần sơn trước khi chuyển sang công đoạn phun sơn. Công đoạn này để đảm bảo bề mặt được xử ly tốt nhất là 7 bể hóa chất xử lý.

2. Phun sơn

Buồng và súng sơn tĩnh điện
Buồng sơn tĩnh điện tự động

Công đoạn phu sơn được thực hiện trong buồng sơn tự động được ngăn cách với bên ngoài để tránh các bụi không khí có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Cũng trong bước này, sơn bột được cho vào máy và súng phun tự động, bột sơn được đánh đều, tơi tránh vón cục không đảm bảo về tính đồng đều, độ mịn của bề mặt sản phẩm. Điện tích âm được tạo trong bước này.

3. Sấy Khô

Công đoạn sấy sản phẩm là công đoạn quan trọng trong quy trình, để đảm bảo sản phẩm có được bề mặt và màu sắc của thành phẩm tốt nhất cần thực hiện đúng theo yêu cầu của từng loại bột sơn do NCC đề ra.

Thời gian sấy và nhiệt độ sấy thường giao động trong khoảng 10 p -15p Khi nhiệt độ bề mặt sản phẩm đạt từ 180OC đến 210OC. Tùy theo loại sơn bột: nhẵn hay sần. mà thời gian lên màu có thể khác nhau.

Yêu cầu Cho 1 dây truyền STĐ

  • Mặt bằng rộng từ 600- 800 m2. để có thể bố trí các khu ngăn cách tránh tình trạng bụi trong không khí bay vào trong từng công đoạn
  • Bể tiền xử lý : đủ số lượng bể cần thiết cho  từng loại sản phẩm. Tối thiểu là 5 bể cho công đoạn này.
  • Buồng sơn tĩnh điện: Buồng sơn được thiết kế độc lập ngăn cách với môi trường bên ngoài để không bị lẫn tạp chất hay có thể thu hồi tận dụng được hết bột sơn.
  • Buồng Sấy: Buồng Sấy phải sạch không được lẫn bột sơn màu khác, và các thiết bị phải hoạt động tốt, các thiết bị giám sát như đồng hồ do nhiệt và máy tầm nhiệt phải thực sự hoạt động tốt trong suốt công đoạn này.

Liên hệ

Nam phúc tự hào là đơn vị có dây truyền sơn tĩnh điện khép kín để sử dụng cho các sản phẩm về ngoại thất : lam nhôm chắn nắng, Trần nhôm, sơn khung xương cho tấm ốp alu.

Ngoài ra chúng tôi còn có thể kết hợp với các đối tác muốn Sơn tĩnh điện cho Sản phẩm .

Để nhận thêm thông tin và đăng ký làm đối tác :

[contact-form-7 id=”148″ title=”Đăng ký nhận tin”]

Thăm quan Nhà máy sơn tĩnh điện của chúng tôi cách Trung Tâm Tp.Hà nội chỉ 30Km: KCN Hạ Thái, xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Chat Facebook
Gọi 0356.556.570